Tổ chức GIZ đã phối hợp với các chuyên gia tư vấn thực hiện nghiên cứu “Phân tích khung chính sách và đề xuất kế hoạch hành động tái chế chất thải tấm quang năng tại Việt Nam”.

 

Nghiên cứu đã trình bày về các thông lệ quốc tế (cụ thể là châu Âu) trong quản lý chất thải tấm quang năng, đánh giá khung pháp lý đối với các dự báo dòng chất thải mô-đun quang năng tại Việt Nam, cũng như phân tích và đề xuất các khuyến nghị về khung pháp lý của Việt Nam.

Cụ thể, nghiên cứu đã đưa ra 16 khuyến nghị xác định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với mô-đun quang năng và 12 khuyến nghị để cải thiện quy định EPR ở Việt Nam.

 

 

Một số khuyến nghị đáng chú ý là thiết lập các mục tiêu xử lý chất thải rõ ràng, thực tế và phù hợp. Nhóm tác giả khuyến nghị thiết lập mục tiêu thu hồi chất thải xuyên suốt hai giai đoạn: giai đoạn 2025 – 2050 và giai đoạn sau 2050. Một phần không thể thiếu trong tất cả các chương trình EPR là tái sử dụng các vật liệu đã qua xử lý. Các chương trình R&D phù hợp với trọng tâm hướng tới thiết kế sản phẩm và thay thế vật liệu có thể giúp nâng cao tính bền vững của ngành điện mặt trời một cách an toàn.

 

Nguồn: Năng Lượng Sạch Việt Nam_Đề xuất kế hoạch hành động tái chế chất thải tấm quang năng