Tại Tọa đàm về Phát triển thị trường carbon tổ chức ngày 20/4/2023. Các chuyên gia cho rằng thị trường carbon hiện đang có tiềm năng rất lớn và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.

 

Bên cạnh đó, để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP về quy định về lộ trình phát triển thị trường carbon trong nước.

Theo đó, giai đoạn đến hết năm 2027, xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon;  thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon. Từ năm 2028, tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức, quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.

 

 

Để phát triển thị trường carbon Việt Nam, các chuyên gia cho rằng Nhà nước cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý, trong đó có các cơ chế ưu đãi cho nhà đầu tư; các yếu tố cân bằng chi phí; các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật. Giải quyết các vấn đề nguồn nhân lực; phân chia nguồn doanh thu…; cũng như cần sự vào cuộc đồng bộ của các bộ ngành, địa phương và người dân.

 

Nguồn: Công Thương_Tận dụng cơ hội phát triển thị trường carbon Việt Nam